Logo

LỊCH SỬ NHỮNG ĐÔI GIÀY TÂY (Kỳ 1)

Tin tức

Tin tức

LỊCH SỬ NHỮNG ĐÔI GIÀY TÂY (Kỳ 1)

Ngày đăng : 13/05/2020 - 3:08 PM

CÂU CHUYỆN GIÀY TÂY

Kỳ 1: Thời kỳ Trung cổ và Cận đại

 

Giày tây nam thời kỳ trung cổ

Vào thời trung cổ, những đôi giày chỉ dành cho tầng lớp quý tộc và thương nhân giàu có. Tuy nhiên tại Anh, hầu hết người nghèo đều mang cùng một loại giày được đóng lại và sửa chữa từ những đôi giày cũ. Giày tây thời trung cổ được làm từ chất liệu da, lụa hoặc các loại chất liệu khác và hầu hết không có gót giày. Một đặc trưng của giày ở thế kỷ 14 - 15 là mũi giày “poulaine” hay “pike”, có mũi giày cực kì nhọn và đôi khi dài tới 4 inch (10cm).

 

 

 

 

Giày có đế và gót xuất hiện vào cuối thế kỷ 16, trở thành một sự độc đáo và trở nên thịnh hành. Đây cũng là đặc điểm nổi bật của những đôi giày tây vào thế kỷ 17 - 18. Dưới thời vua James I (1603 - 1625), các phong cách thời trang của cả nam và nữ đặc biệt trở nên lòe loẹt, giày tây và vớ cũng không ngoại lệ, thậm chí còn trở thành điểm nhấn gây chú ý chính đến người đối diện. Giới thượng lưu ưa chuộng trang trí cho đôi giày của mình bằng những chiếc nơ dài hoặc nơ hoa hồng.

 

 

 

 

Tuy nhiên, những phong cách này đã được thay thế dưới thời vua Charles I (1625 - 1649), khi châu Âu biến động chính trị và chìm trong chiến tranh. Những đôi bốt da, cao đến đầu gối và lấy cảm hứng từ phong cách quân đội trở thành xu hướng thời trang cho giày tây từ những năm 1620 đến năm 1690. Mặc dù thực tế những đôi bốt này được làm ra để chuyên về bộ môn cưỡi ngựa, không thể phủ nhận sự thanh lịch và sang trọng mà chúng mang lại.

 

 

 

 

 

Giày tây nam thời kỳ cận đại

Sự trỗi dậy của Pháp như một trung tâm thời trang quốc tế dưới thời vua Louis XIV (1643 - 1715) đã thúc đẩy sự phổ biến của phong cách thời trang quý tộc và tao nhã . Trào lưu trang trí giày bằng những chiếc khóa rất dễ dàng được tìm thấy trên bất cứ đôi giày tây nào. Những chiếc khóa này có rất nhiều kiểu dáng và chất liệu, phù hợp cho túi tiền của mọi tầng lớp, từ đá quý lấp lánh cho tầng lớp quý tộc đến thép trơn, đồng thau cho những người có điều kiện kinh tế thấp hơn.

 

 

 

 

Từ đó, giày tây dễ dàng tiếp cận với giới trung lưu trong thế kỷ 18, do thu nhập tương đối tăng và các phương thức sản xuất được đổi mới. Sự phát triển của các xưởng đóng giày đã giúp những đôi giày tây có giá cả phải chăng hơn.

 

LỊCH SỬ NHỮNG ĐÔI GIÀY TÂY (Kỳ 1)

Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0989180010